Con đường chuột
Con đường chuột

Con đường chuột

Con đường chuột (tiếng Anh: Ratlines, còn có nghĩa là Thang dây) là từ được giới tình báo Mỹ đưa ra để nói về hệ thống các lối trốn chạy cho Đức quốc xã và những tên phát xít cộm cán khác chạy trốn khỏi Châu Âu vào cuối Thế chiến II. Những lối thoát này chủ yếu dẫn đến các thiên đường chạy trốn ở Châu Mỹ Latinh, đặc biệt là Argentina, Chile, Paraguay, Colombia,[1] Brazil, Uruguay, Mexico, Guatemala, EcuadorBolivia, cũng như Hoa KỳThụy Sĩ.Có hai tuyến chính xuất phát từ Đức: tuyến đầu tiên qua Tây Ban Nha đến Argentina; tuyến thứ hai qua Rome đến Genova, sau đó là Nam Mỹ. Hai tuyến phát triển độc lập nhưng cuối cùng đã hợp tác với nhau [2][3]. Các tuyến trốn chạy được hỗ trợ bởi các giáo sĩ của Giáo hội Công giáo Rôma, như của giám mục Alois Hudal (1885-1963). Nhà sử học Michael Phayer xác định được rằng sự hỗ trợ này được Tòa Thánh ủng hộ [4][5][6]. Vì thế con đường chuột còn được giới tình báo Mỹ gọi theo tiếng ĐứcKlosterrouten (đường tu viện) [7].